Lê Đăng Mành Với LỤC BÁT QUÊ
Lời Bình : NHÃ MY
Cách đây hơn bốn năm , tôi đọc được một bài thơ lục bát ngắn của tác giả Lê
Đăng Mành , đó là một bài thơ tả cảnh với cụm từ ngữ rất đặc sắc:
Chiều tung lưới bủa về tây
Chuồn kim khâu dở lá lay ven
bờ
Phù sa lạ bến ngẩn ngơ
Bóng ngày tan giữa đôi bờ tàn
phai
“Chiều”
Tuy bài thơ chỉ vỏn vẹn có
bốn câu ,tác giả đã không chêm vào thơ những nỗi niềm , cảm xúc nhưng với từ
ngữ súc tích , đặc biệt , một cảnh chiều trên sông đã gợi cho tôi, người đọc
một cảm giác bảng lảng , bâng khuâng, giữa không gian chiều thân quen với hình
ảnh con chuồn chuồn kim , với lá cây còn lay động ven bờ khi dòng nước
chở phù sa còn xuôi chảy vì “ngẩn ngơ'” chưa tắp vào bến lạ , giữa
cảnh “tàn phai” khi bóng ngày dần tắt ở hướng tây.
Rồi tôi được thêm một bài thơ
ngắn nữa tả cảnh ban mai:
Sáng lên nghe giọt sương reo
Bình minh tung nắng thả gieo
rộn ràng
Mùa đi về giữa rơm vàng
Nghe mồ hôi đọng quanh làng
mà thương!
“Ngày Mùa”
Hai bài thơ , một chiều , một
sáng mà tôi đậc biệt chú ý với cách dùng chữ của tác giả vừa rộng , vừa
mạnh , vừa sắc đã khiến câu thơ như tràn đầy năng lực , sức sống “chiều
tung lưới” , “bình minh tung nắng” , một chữ “tung” gọn gàng , dân giả, bình thường nhưng
đặc biệt xiết bao , nó uyển chuyển khi “lưới chiều ngả nắng về tây”, và rộn
ràng bừng tỉnh khi mặt trời thả nắng ...Tôi thấy mình thích thơ anh từ đó và
cảm thấy luyến tiếc vì bài thơ chưa đủ dài để người đọc được chiêm nghiệm
thêm như đang trong một bữa cổ ngon mà phải thèm thuồng vì đồ ăn ít
quá !
Rồi cơ duyên văn nghệ
khiến tôi được kết thân với anh , được anh tặng cho những bức thư pháp đẹp viết
từ thơ của tôi và hôm nay ,tôi viết bài này như là một đóng góp đồng cảm giữa
hai người bạn thơ , tôi mong rằng với nhận xét thô thiển của cá nhân mình
, xin quý bạn hữu độc giả không xem đây như một bài chính luận mà bỏ qua
những sơ sót ...
Tác giả Lê Đăng Mành làm rất nhiều thơ , anh làm đủ các thể loại của thơ
Đường luật,thơ tự do,thơ haiku , viết phú, hát nói và còn là một nhà thư pháp
với nét chữ rất công phu, lại còn chụp nhiều ảnh phong cảnh rất đẹp...Anh cũng
là một tác giả cộng tác với rất nhiều trang văn nghệ mạng, là chủ nhân nhiều
trang blog như Lê Đăng Mành, Như Thị, Kẻ Văn Thư Pháp , trong số đó có trang Lãm
Nguyệt Hiên quy tụ nhiều ngòi bút thơ đường xướng họa,trang Lục Bát Quê
gồm nhiều bài thơ thể lục bát mà hôm nay tôi hân hạnh được đọc và viết lên
những dòng cảm tưởng này.
Lục Bát
Quê , như tên gọi của nó gồm những bài thơ nói về quê hương, tình cha mẹ , xóm
giềng với giọng thơ khoan nhặt ,khi an phận ,lúc trầm buồn, thủ thỉ tình cảm ,
rồi hi vọng vươn lên và hứa hẹn nhiều tốt đẹp...
Quãng Trị quê anh, vùng đất
văn vật , nơi khí hậu vô cùng khắc nghiệt “nắng cháy da” “rét thấu
thịt”,lại bị hứng chịu nhiều tang thương đổ nát trong thời chiến
tranh và những con lũ thường xuyên tàn phá quê nghèo.
Nơi đó anh đã sinh ra giữa
mùa nước lũ và lớn lên trong tình thương của Bà Mẹ Quê thật thà chất phác ,vất
vả nuôi con qua bao năm tháng nhọc nhằn :
Chào đời gặp buổi nắng thưa
Cơ hàn chầu chực nước thừa
mứa dâng
Lúa non lũ tuốt phũ phàng
Phù sa ngơ ngẩn tẩm bàng
hoàng vây...
(....)
...Lũ tràn thâm chiếu sơ sinh
Tôi ngo ngoe níu điêu linh
đoạn trường
Phên bừng gió đập rách bươm
Chừ quờ quạng túm muối chờm
thậm đau!
“Mùa Sanh”
Bờ tre gió rúc rên đau
Đàn trâu ớn cỏ đê nhàu rét
xuân
Quê nhà lạnh táp đất trân
Mẹ lẩy bẩy vịn cơ hàn đong
giêng!
“Rét giêng xuân”
Vẫn còn đây nỗi can qua
Mùa đông thiếu ấm nứt xa xót
mầm
Đời gian khó Mẹ trầm ngâm
Mong gieo hạt mới gọi thầm
tương lai
“Hương Xuân”
Nón tơi sương gió trùng vây
Hai vai mẹ gánh những ngày
bão giông...
“Mẹ Quê”
Mây phiêu lãng bủa dật dờ
Mẹ truân chuyên gánh xác xơ
lạnh lùng
Cha gieo bóng đổ ung dung
Hỏi ai còn nhớ gốc chung hội
cày ?
“Rét giêng hai”
Phong cảnh quê hương nghèo
được anh vẽ bằng những nét u buồn ,với một tấm tình yêu quê chân thật, bằng
những vần thơ tha thiết :
Quê nhà lũ đậu buồn tênh.
Tre mơ chim trú lênh đênh
chưa về.
Mẹ ngồi ru giọt tái tê
Chiều soi bóng lũ mà nghe
đoạn trường
“lũ Chiều”
Lụt ơi! sao quá buông tuồng
Ngông nghênh sục sạo chẳng
thương mái nghèo!
Thu gầy lạc dấu trăng treo
Trâu mơ lối cỏ, gà đeo bụi bờ
Tao nôi gieo giọng thẫn thờ
Thềm thơ nước vỗ chan bờ bể
dâu
Rơm trôi quên tuổi dãi dầu...
“Dấu Chấm Than”
Nắng cong chiều cúi ngẩn ngơ
Thời gian hấp hối ngày thờ
thẫn chi
Mây hờn rơi hạt chia ly
Khói leo mái rạ tà huy thậm
buồn
“Chiều Đi”
Hay tà cảnh cố đô trầm lắng ,
rêu phong thành quách không tránh được hưng phế của thời gian , khi thời hoàng
kim cũ đã lui vào quá khứ lảng quên :
Về Huế rủ bụi tang bồng
Qua nền Xã Tắc tủi phong rêu
mình
Cột cờ gió trở lặng thinh
Triều nghi văn võ ngông
nghênh mô rồi
Văn lâu khoa bảng một thời
Hồn lên Văn Thánh bia phơi
miệng đời
Bến đò Thừa Phủ chao ơi !
Tắt câu mái đẩy rụng rời
Hương Giang
(Phố cũ chiều đau)
Nhưng , cho dù phong ba vùi
dập , bão táp phủ lên quê nghèo và phủ lên cả thân phận con người thì đối với
tác giả Lê Đăng Mành , với nhân cách và tâm trạng của một người từng trải ,
sống an nhiên , bằng cái tâm , cái đạo , đạt lý thông tình , thơ anh không tủi
hờn ai oán, không than thân trách đời, không cầu kỳ mộng ảo .Dòng thơ anh luôn
giữ được sự điềm đạm , an nhiên sống hài hòa với cảnh vật thiên nhiên và
trong chiều hướng vươn lên bằng những hi vọng tốt đẹp hơn.
Ta hãy nghe tác giả gửi lời
tâm cảm :
Ruổi rong cưỡi vạt mây mù
Thả bầy hầy xuống trả u mê
đời
Và chiều leo ngọn thảnh thơi
Đêm thanh nhàn tẩm nụ cười
trăng tung
“Bát lục yên”
Khi con tắt niệm tìm cầu
Mới hay áo gói ngọc châu
trong ngần
Như cây cỏ cứ vô ngôn
Mà hương thơm mãi giữa nguồn
không hai
“Cảm niệm mùa Phật đản “
Chiều nghiêng bến bãi cài
sương
Lạnh tênh mái đẩy thuyền
vương vấn hồn
Thôi thì chơi với gió mây
Đầu năm lộc héo phủi tay nhẹ
hều
“Rét giêng hai”
Thôi Ta giã phố tìm quê
Thỏng tay buông bỏ nhiêu khê
lụy phiền
Thà về gối giấc cô miên
Tiêu dao đùa giỡn cõi miền
nguyên sơ.
“Về”
Nắng phiêu lãng lội rong chơi
Để mây bày trận vây trời buồn
thiu
Khói quen diễn vở đìu hiu
Mùa lơ đễnh giấu bóng liêu
xiêu buồn
Dù mai chưa cạn não nề
Cũng cầm thanh thản giữa quê
quán mình
“Xuân riêng “
Qua cơn khốn đốn não nề
Câu à ơi ! cũng bớt tê tái
rồi
Mái nghèo đem khói lên phơi
Mẹ cầm miếng nắng mỉm cười
soi xuân
“Mẹ và mùa xuân”
Ngạt ngào rơm rạ là quê
Nhiệm huyền hương lạ tràn trề
chưng xuân
Mùi tre hóp - mùi bùn non
Mùi mồ hôi Mẹ tẩm nồng nàn
xuân !
Thơ
Lê Đăng Mành là thế , chữ nghĩa tượng hình , giản dị chân phương, không trườu tượng
, khoa trương rỗng tuếch , cũng ít ẩn dụ cầu kỳ nhưng lại là những dòng thơ
hay..Được kết hợp bằng những từ ngữ quá phong phú , nhạy bén và một
hồn thơ chân thật, cảm xúc sâu lắng , tâm tình tha thiết , ý từ như quyện
vào nhau thành một tổng thể thơ đặc sắc khi cứng, khi mềm, vừa bình dân, vừa
bác học ,Văn phong tao nhã , kín đáo pha trộn chút không khí và ngôn ngữ đượm
chất Thiền .Điều đặc biệt là ở cách dùng những từ đắc thể khó thay
thế bằng những từ khác như “ tung ” , “hắt”, “nhẹ
hều” “nắng phiêu lãng” lội “mây” “chết
duối” (chiều) “leo” (ngọn thảnh thơi ), (bia ) “phơi” (miệng đời ) , (khói) “leo” (mái rạ) ..vv .Chính nhờ những từ ngữ và
hình tượng vật thể được nhân cách hóa này khiến câu thơ linh hoạt , sống
động , gợi hình , gợi cảm hơn một cách hoàn chỉnh bất ngờ.
Vượt
qua bên ngoài những xúc cảm cá nhân tủn mủn, ái tình đôi lứa...,
hồn thơ LĐM chứa đựng đầy ắp tình người, tình quê hương, nhân sinh
quan , đạo pháp..Giọng thơ thấm thía , sâu lắng tình cảm vị tha ,nhưng đôi khi
cũng bàng bạc một nỗi buồn man mác về những hoài niệm quá khứ, về những bể dâu
, thương hải thay đổi của dòng đời.
Nếu như cứ nghĩ thơ lục bát
là vần điệu phải êm ái,nhẹ nhàng, chữ nghĩa văn vẻ trau chuốt thì lục bát
LĐM đôi khi ko đáp ứng được điều đó .Bởi ngôn ngữ thơ của anh đa diện, vần nhịp
đôi khi khúc chiết , nhứt là anh hay chêm phương ngữ, nhưng đó lại chính là
phong cách đăc biệt của thơ anh, một dòng '' lục bát quê '' đẹp và vững chãi
trong dòng thác thi ca , chảy trong lòng người đọc để nhớ , để thương ,hoặc để
tìm bình an giữa những bề bộn của cuộc đời.
Xin cảm ơn Lục Bát Quê, cảm
ơn tâm tình của tác giả.
WA tháng 3/2016
NHÃ MY-SƯƠNG LAM