DƯ ÂM CHIỀU!
Lũ quất sông chạy tả tơi
Bãi đành đon đả gọi mời đón đưa
Mây ném xối xả gió mưa
Tang thương xán xuống đầm đìa ruộng nương
Tre khóc măng chết thảm thương
Rơm lăn sướt mướt khói bươn ngậm ngùi
Chuối toe tàu rách tả tơi
Nước vô tư nhuộm – cành tươi úa vàng
Sân bơi bùn tỏa mênh mang
Cò phân vân gọi bóng hoàng hôn trôi
Chim sâu khàn tiếng mồ côi
Mẹ thẫn thờ giọng-ru hời… trắng tay!
Lượn chao soi dấu cỏ may
Nhỏ nhoi thơ thẩn đọa đày chuồn kim
Lòng từ gói ở trong tim
Cỏ may lũ liệm… chuồn vin bóng mình!
Ngậm hơi né lụt vây quanh
Mẹ đong nốt lặng giữa thanh âm chiều
Khói tung lưới bủa đìu hiu
Dư âm đọng cứa chín chiều quặn đau
LĐM
Chiều lũ 15/10 QúyTỵ
Chiều lũ 15/10 QúyTỵ
DẤU CHẤM
THAN!
Lụt ơi! sao quá buông tuồng
Ngông nghênh sục sạo chẳng thương mái nghèo!
Thu gầy lạc dấu trăng treo
Trâu mơ lối cỏ, gà đeo bụi bờ
Tao nôi gieo giọng thẫn thờ
Thềm thơ nước vỗ chan bờ bể dâu
Rơm trôi quên tuổi dãi dầu
Lạnh tênh bếp củi phụ màu khói lam
Canh trường thảng tiếng ăn đêm
Bãi đồng bạc thếch vạc than não nùng
Khuya rắc hiên giọt rưng rưng
Lũ đi MẸ cõng oằn lưng đoạn trường
Phù sa dạo bến vô thường
Đến, đi đày đọa quê hương chòng chành
Kiếm bè chuối thả lênh đênh
Xin mây gọi nước nghiêng nhanh tội làng...
Lũ đi mực đọng chấm than"!"...
LĐM
LŨ GỌI!
Lũ đi mực đọng chấm than!
Bùn non nhuộm bảng ghế bàn quắt quay
Sân trường dợn sóng heo may
Bàng nghiêng phượng đổ bóng dài nhớ nhung
Giờ chơi trống giục tưng bừng
Giờ đây im vắng cỏ trườn bùn chao
Chim về hiên trú nghẹn ngào
Lóng tìm bạn nhỏ lao xao đâu rồi…!
Vắng tênh cười giỡn học bài
Cửa tung gió lộng trăng cài hớ hênh
Lớp trường gối giấc chênh vênh
Lũ qua nhuộm úa sắc xanh quê rồi
Ai còn đứng vịn đất trời
Xin buông về chút thảnh thơi riêng mình.
Lũ đi mực đọng chấm than!
Bùn non nhuộm bảng ghế bàn quắt quay
Sân trường dợn sóng heo may
Bàng nghiêng phượng đổ bóng dài nhớ nhung
Giờ chơi trống giục tưng bừng
Giờ đây im vắng cỏ trườn bùn chao
Chim về hiên trú nghẹn ngào
Lóng tìm bạn nhỏ lao xao đâu rồi…!
Vắng tênh cười giỡn học bài
Cửa tung gió lộng trăng cài hớ hênh
Lớp trường gối giấc chênh vênh
Lũ qua nhuộm úa sắc xanh quê rồi
Ai còn đứng vịn đất trời
Xin buông về chút thảnh thơi riêng mình.
LĐM
CHỊ TÔI !
CHỊ TÔI !
Mẹ đi giao giọng ru hời
Cưu mang em giữa dòng đời
chác chao
Chìa thân muôn nẻo lao đao
Ngờ đâu hạ nỡ khép rào mùa
thi
Vô thường cuộc lữ , đến-
đi...
Em quay quắt đắng bờ mi rụng rời
Vành tim nhức nhối chị
ơi !
Cõi trần từ tạ tắt đời ba
mươi.
Tuổi còn mầm nứt non tươi
Vô tình bệnh quất tả tơi phận
người
Cứa rách toang giọng ru hời
Tang thương ném xuống tao nôi
lạnh lùng
Xanh lá rơi ,cành rức
rưng !
Sương chao vẫy gọi ung dung
về nguồn
Lưu đày xong kiếp đoạn trường
Ươm hoa thanh tịnh mặc đường hơn
thua
Quận Thành Nội thuở gió mưa *
Trần thân trú ngụ suốt mùa
đao binh
Quay về vịn tiếng Tâm Kinh
Thức khai bát nhã chạm mình
nguyên sơ
Buông được , mất - chốn xô bồ
Thả hơn thua lại trôi bờ ghét
ganh
Qua rồi ! đày đọa loanh
quanh
Hoa tàn ! lại thắm tía
cành phượng bay**
Di quan qua buổi xuân phai
Hiển nhơn*** lạnh ngắt cân đai vô thường
Văn Lâu chèo gác vấn vương
Người câu tắt bóng bàng hoàng sớm... trưa.
Hạ sầu nức nỡ tiễn đưa
Chị quay về bến quê xưa yên bình
Trầm luân trả cuộc phù sinh
Tâm an nhiên cõi vô sanh diệu thường./.
LĐM Khóc Tiễn
Mùa hè 1971 đưa chị từ Đà Nẵng về Quê
*Số 63 Đặng Nghi Tây Lộc Thành Nội Huế
Là nhà cũ của Chị Em mình.
**Linh cửu của Chị đưa ra trên đường Đoàn Thị Điểm (đường phượng bay)thời
chiến ra thành đi cửa Thượng Tứ,Vô thành đi cửa Ngăn.các cửa khác bất
xuất,nhập.
***cửa Hiển nhơn phía đông hoàng thành
Hoàng Thành và Tử Cấm Thành
được gọi chung là Đại Nội. Hoàng Thành có 4 cửa:
1. Cửa Ngọ Môn (phía Nam,
trông ra cột cờ)
2. Cửa Hòa Bình (Bắc, trước dành cho vua đi chơi, trông ra đường Đặng Thái Thân)
3. Cửa Chương Đức (Tây, trước dành cho phái nữ, trông ra đường Lê Huân)
4. Cửa Hiển Nhơn (Đông, trước dành cho phái nam, trông ra đường Đoàn Thị Điểm)
2. Cửa Hòa Bình (Bắc, trước dành cho vua đi chơi, trông ra đường Đặng Thái Thân)
3. Cửa Chương Đức (Tây, trước dành cho phái nữ, trông ra đường Lê Huân)
4. Cửa Hiển Nhơn (Đông, trước dành cho phái nam, trông ra đường Đoàn Thị Điểm)